Trước khi chuyển về nhà mới, người Việt Nam ta thường có các lễ nghi truyền thống như lễ trấn trạch, lễ nhập trạch. Lễ nhập trạch thì hiện tại khá phố biến hầu hết chúng ta đã biết rồi. Còn trấn trạch là gì, nghi lễ này đang còn khá mới mẻ với nhiều người. Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về trấn trạch. Trấn trạch là gì? và vì sao phải trấn trạch hay có nên trấn trạch hay không? và các trường hợp cần phải trấn trạch.
Trấn trạch là gì?
Trấn trạch là nghi thức giúp nơi ở, căn nhà, nơi làm việc luôn được vững vàng và ổn định. Đây được cho là cách làm để cầu may mắn, bình an, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên khác trong gia đình.
Vậy khi nào cần thực hiện việc trấn trạch? Thông thường, chúng ta thường tiến hành nghi thức này khi mảnh đất, ngôi nhà có nhiều “người âm” quấy nhiễu khiến gia chủ gặp phải nhiều điều xui xẻo, không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho sẽ là phép trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà của bạn. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành lễ trấn trạch.
Các đối tượng cần phải được trấn trạch
- Khi long mạch khắc trạch chủ: Do nhà không hợp hướng, ví dụ như gia chủ khắc với kim long mà hướng đó lại là kim long thì lúc này chúng ta nên dùng phương pháp khắc chế kim long giảm các vật nhọn sắc bén của kim long mà không ảnh hưởng đến sức khỏe công việc làm ăn của gia chủ, Và cũng cần nhận biết đó là âm kim – hay dương kim để sử dụng việc trấn trạch cho phù hợp.
- Khi mảnh đất có âm phần : Âm phần còn lại chia làm nhiều loại âm khác nhau, như âm phần tạm cư và Âm phần ngụ cư, âm phần chiếm ngụ. Dựa vào từng loại mà mình sẽ sử dụng cách trấn trạch có thời hạn hay trấn trạch lâu dài cho phù hợp.
+ Với âm phần tạm cư “Vong”: Trấn trạch sao cho hai bên dương – âm cùng chung sống hòa bình trên mảnh đất của nhà bạn. Cùng tôn trọng cuộc sống riêng của đôi bên. Nhiều khi chúng ta lạm dụng, đuổi vong đi không giải quyết được việc mà còn ngăn cách chính tổ tiên của mình không thể về được nhà mỗi khi cúng lễ.
+ Đối với âm phần chiếm cư hay ngụ cư: Nên dùng phương pháp trấn trạch có thời hạn, giới hạn nào đó để làm ngăn cản sự ngụ cư, chiếm cư bất hợp pháp của âm phần đó và khi tự hết khi thời gian trấn đó hết hiệu lực. Trong đó có sự cải thiện của gia chủ về ”phong thủy” sẽ giúp việc trấn trạch được tốt hơn.
- Thật sự, trong việc trấn trạch kể trên khó nhất là trấn phong thủy (Âm trạch – Dương trạch) cho một mảnh đất đã định sẵn nếu không phù hợp với gia chủ do phải kết hợp với việc tạo long mới – các loại long mạch do con người tạo ra trên phần dương long và sử dụng bùa pháp, phương pháp ngũ hành để trấn trạch bền vững lâu dài.
- Trong việc trấn trạch âm phần “Trấn Vong” việc tác pháp đơn giản hơn tuân theo quy luật của sự xắp xếp âm dương, quy luật chung của tạo hóa. Và pháp sự cũng đơn giản không có gì là huyền bí, cầu kỳ.
Nhiều khi chính suy nghĩ và tư tưởng của chúng ta làm nên sự huyền bí của việc trấn trạch. Nếu bạn mời được một người thầy phong thủy chân chính thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, họ thường không cần các lễ nghi cầu kỳ mà chỉ cần đầy đủ các lễ vật dùng cho việc trấn trạch cơ bản là mọi việc hoàn thành nhanh chóng. Đúng pháp sự, ít tốn kém, họ cũng sẽ ít khi sử dụng việc này như thể đó là một nghề kiếm tiền mà thường tùy duyên mà làm, thuận theo quy luật tự nhiên và mệnh số.
Cũng như công việc của dương gian có sự sắp xếp theo trật tự thứ bậc rõ ràng, chức vị, chức sắc rõ ràng như một thể chế chính quyền các cấp hiện nay.
Rất mong rằng các chia sẻ này giúp cho mọi người hiểu thêm về phương pháp trấn trạch nhà mới cũng như việc làm của những thầy phong thủy hiện nay. Hãy tìm một thầy phong thủy đúng nghĩa và thực sự có tâm giúp chúng ta thực hiện nghi lễ chứ không phải là một thầy phong thủy giả mà lợi dụng lòng tin để trục lợi.
Xem thêm: Lễ cúng nhập trạch về nhà mới là gì?